行业新闻
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA LIÊN MINH DOANH NGHIỆP CÓ TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG
C. MÔI TRƯỜNG
Trong tất cả các chức năng kinh doanh, các Bên Tham Gia hiểu rằng trách nhiệm về môi trường là một phần không thể thiếu khi sản xuất ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới. Các Bên Tham Gia phải xác định các tác động môi trường và giảm thiểu những hưởng xấu đến cộng đồng, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời với việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân. Các tiêu chuẩn môi trường như sau:
1) Giấy Phép và Báo Cáo về Môi Trường
Phải xin, duy trì và luôn cập nhật tất cả các giấy phép môi trường cần thiết (ví dụ như giám sát xả chất thải), phê duyệt và đăng ký và các yêu cầu hoạt động và báo cáo của giấy phép đều phải được tuân thủ.
2) Ngăn Ngừa Ô Nhiễm và Bảo Tồn Tài Nguyên
Phát thải và thải các chất gây ô nhiễm và việc tạo ra chất thải phải được giảm thiểu hoặc loại bỏ tại nguồn hoặc bằng các biện pháp như bổ sung các thiết bị kiểm soát ô nhiễm; sửa đổi quy trình sản xuất, các quy trình bảo trì cơ sở; hoặc bằng các phương thức khác. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản và các sản phẩm từ rừng nguyên sinh phải được bảo tồn bằng cách thực hiện các biện pháp như thay đổi quy trình sản xuất, quy trình bảo trì cơ sở, thay thế vật liệu, tái sử dụng, bảo tồn, tái chế hoặc các phương thức khác.
3) Các Chất Độc Hại
Hóa chất, rác thải và các vật liệu khác tạo ra mối nguy cho con người hoặc môi trường cần được xác định, ghi nhãn và quản lý để đảm bảo việc xử lý, vận chuyển, lưu trữ, sửdụng, tái chế hoặc tái sử dụng và loại bỏ an toàn. Dữ liệu về chất thải nguy hại phải được theo dõi và ghi lại.
4) Chất Thải Rắn
Các Bên Tham Gia phải thực hiện cách tiếp cận có hệ thống để xác định, quản lý, giảm thiểu và loại bỏ hoặc tái chế chất thải rắn (không độc hại) một cách có trách nhiệm. Dữ liệu về chất thải phải được theo dõi và ghi lại.
5) Phát Thải Ra Không Khí
Việc phát thải các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, bình xịt, các chất ăn mòn, các loại hạt, các chất làm suy giảm ozone và các phụ phẩm đốt cháy được tạo ra từ các hoạt động cần được phân loại, thường xuyên theo dõi, kiểm soát và xử lý theo yêu cầu trước khi được thải ra. Các chất làm suy giảm ozon phải được quản lý hiệu quả theo Nghị Định Thư Montreal và các quy định hiện hành. Các Bên Tham Gia phải thực hiện việc giám sát thường xuyên hiệu suất của các hệ thống kiểm soát phát thải ra không khí của mình.
6) Các Hạn Chế về Vật Liệu
Các Bên Tham Gia phải tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành và yêu cầu của khách hàng về việc cấm hoặc hạn chế các chất cụ thể trong các sản phẩm và sản xuất, bao gồm ghi nhãn để tái chế và loại bỏ.
7) Quản Lý Nước
Các Bên Tham Gia phải thực hiện chương trình quản lý nước có ghi chép, mô tả và giám sát nguồn nước, việc sử dụng và xả nước; tìm kiếm cơ hội để bảo tồn nguồn nước; và kiểm soát các kênh nhiễm bẩn. Tất cả nước thải phải được phân loại, theo dõi, kiểm soát và xử lý theo quy định trước khi xả hoặc thải bỏ. Các Bên Tham Gia phải tiến hành giám sát thường xuyên hiệu suất của các hệ thống xử lý và chứa nước thải nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu và tuân thủquy định.
8) Tiêu Thụ Năng Lượng và Phát Thải Khí Nhà Kính
Các bên tham gia phải thiết lập và báo cáo dựa trên mục tiêu giảm khí nhà kính tuyệt đối trên toàn doanh nghiệp. Việc tiêu thụ năng lượng và tất cả các Phạm Vi 1, 2 và các mục phát thải khí nhà kính quan trọng thuộc Phạm vi 3 phải được theo dõi, ghi chép và báo cáo công khai. Các Bên Tham Gia cần tìm phương pháp để nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của mình.