Industry new
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA LIÊN MINH DOANH NGHIỆP CÓ TRÁCH NHIỆM SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN
B. SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN`
Các Bên Tham Gia hiểu rằng ngoài việc giảm thiểu tỷ lệ mắc thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc, một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tính nhất quán trong sản xuất và giữ chân người lao động và nâng cao tinh thần của người lao động. Các Bên Tham Gia cũng hiểu rằng đóng góp của người lao động cũng như sự giáo dục liên tục dành cho họ là cần thiết để xác định và giải quyết các vấn đề sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.Các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn là:1) Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp
Người lao động có khả năng tiếp xúc với các mối nguy hiểm về sức khỏe và an toàn (các nguồn hóa chất, điện và năng lượng khác, hỏa hoạn, phương tiện và nguy cơ rơi ngã, v.v.) phải được xác định và đánh giá, giảm thiểu bằng cách áp dụng Phân Cấp Kiểm Soát. Trong trường hợp không thể kiểm soát đầy đủ các mối nguy bằng các phương tiện này, người lao động phải được cung cấp trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp và được bảo trì tốt cùng tài liệu giáo dục về các rủi ro gắn liền với những mối nguy đó. Phải thực hiện các biện pháp đáp ứng nhu cầu giới như không để phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú làm việc trong điều kiện có thể gây nguy hiểm cho họ hoặc con của họ và cung cấp các hỗ trợ hợp lý cho các bà mẹ đang cho con bú.
2) Chuẩn Bị Sẵn Sàng Cho Tình Huống Khẩn Cấp
Các tình huống và sự cố khẩn cấp tiềm ẩn phải được xác định và đánh giá, và tác động của chúng được giảm thiểu bằng cách thực hiện các kế hoạch khẩn cấp và thủ tục ứng phó bao gồm: báo cáo khẩn cấp, thông báo cho người lao động và quy trình sơ tán, đào tạo và diễn tập cho người lao động.Diễn tập tình huống khẩn cấp phải được thực hiện ít nhất là hàng năm hoặc theo yêu cầu của pháp luật địa phương, tùy theo quy định nào nghiêm ngặt hơn. Các kế hoạch khẩn cấp cũng phải bao gồm thiết bị phát hiện và dập lửa phù hợp, lối ra thông thoáng và không bị cản trở, công trình thoát hiểm đầy đủ, thông tin liên hệ của những người ứng phó khẩn cấp và kếhoạch phục hồi. Các kế hoạch và quy trình đó phải tập trung vào việc giảm thiểu tác hại đến tính mạng, môi trường và tài sản.
3) Thương Tích và Bệnh Nghề Nghiệp
Phải có sẵn các quy trình và hệ thống để ngăn chặn, quản lý, theo dõi và báo cáo thương tích và bệnh nghề nghiệp bao gồm các quy định sau: khuyến khích người lao động báo cáo; phân loại và ghi lại các vụ việc chấn thương và bệnh tật; cung cấp điều trị y tế cần thiết; điều tra vụviệc và thực hiện các hành động khắc phục để loại bỏ nguyên nhân; và tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc. Các bên tham gia phải cho phép người lao động tự rời khỏi tình trạng nguy hiểm sắp xảy ra và không quay trở lại cho đến khi tình hình được giảm bớt mà không sợ bị trả đũa.
4) Vệ Sinh Công Nghiệp
Người lao động tiếp xúc với các tác nhân hóa học, sinh học và vật lý cần được xác định, đánh giá và kiểm soát theo Phân Cấp Kiểm Soát. Khi các mối nguy không thể được kiểm soát đầy đủ, người lao động phải được cấp miễn phí và sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp và được bảo trì tốt. Các Bên Tham Gia phải cung cấp cho người lao động môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, được duy trì thông qua việc giám sát liên tục, có hệthống về sức khỏe và môi trường làm việc của người lao động. Các Bên Tham Gia phải cung cấp giám sát sức khỏe nghề nghiệp để thường xuyên đánh giá xem sức khỏe của người lao động có bị tổn hại do phơi nhiễm nghề nghiệp hay không. Các chương trình bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp phải liên tục và bao gồm các tài liệu giáo dục về những rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc với những nguy cơ tại nơi làm việc này.
5) Công Việc Nặng Nhọc
Người lao động tiếp xúc với các mối nguy trong các công việc đòi hỏi khắt khe về thể chất, bao gồm cả xử lý vật liệu bằng tay và nâng vật nặng hoặc nâng lặp lại, đứng lâu và nhiệm vụ lắp ráp có tính lặp lại hoặc lực phải được xác định, đánh giá và kiểm soát.6) Bảo Vệ Máy MócPhải đánh giá các mối nguy trong quá trình sản xuất và máy móc khác. Bảo vệ vật lý, khoá liên động và các rào cản phải được cung cấp và duy trì đúng nơi máy móc tạo ra mối nguy gây thương tích cho người lao động.
7) Vệ Sinh, Thực Phẩm và Nhà Ở
Người lao động phải được sẵn sàng tiếp cận các công trình vệ sinh sạch sẽ, nước uống và chuẩn bị thực phẩm, bảo quản và nơi ăn uống hợp vệ sinh. Ký túc xá cho người lao động do Bên Tham Gia hoặc một đại lý lao động cung cấp phải được duy trì sạch sẽ và an toàn và có lối thoát hiểm phù hợp, nước nóng để tắm bồn và tắm vòi sen, chiếu sáng đầy đủ, thông gió điều hòa đầy đủ, nơi bảo quản đồ dùng cá nhân và tài sản có giá trị an toàn và không gian cá nhân hợp lý cùng với quyền ra vào phù hợp.
8) Thông Tin Về Sức Khỏe và An Toàn
Các Bên Tham Gia phải cung cấp cho người lao động thông tin và chương trình huấn luyện về sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc bằng ngôn ngữ của người lao động hoặc bằng ngôn ngữ mà người lao động có thể hiểu được về tất cả các mối nguy hiểm tại nơi làm việc mà người lao động bị phơi nhiễm, bao gồm nhưng không giới hạn ở các mối nguy hiểm về cơ khí, điện, hóa chất và các mối nguy vật lý. Thông tin liên quan đến sức khỏe và an toàn phải được đăng rõ ràng tại cơ sở hoặc đặt tại địa điểm nơi nhân viên dễ nhận thấy và tiếp cận. Thông tin về sức khỏe và đào tạo sẽ bao gồm nội dung về các rủi ro cụ thể đối với nhân khẩu học liên quan, ví dụ như giới tính và tuổi tác, nếu có. Việc đào tạo phải được cung cấp cho tất cả người lao động trước khi bắt đầu công việc và thường xuyên sau đó. Người lao động được khuyến khích nêu lên bất kỳ mối quan ngại nào về sức khỏe và an toàn mà không bị trả đũa.